vietnet

Hai cách xử lý khác nhau của hai bà mẹ khi con làm đổ bình sữa đáng để suy ngẫm

Bà mẹ A:
Trên đường đưa bé Hoa đi học, cô bé đòi mẹ mua sữa chua, người mẹ đành rẽ vào quán tạp hóa bên đường để mua cho cô bé. Vừa mới bước vào quán, bé Hoa liền đi thẳng một mạch đến trước tủ lạnh và tự tay lấy một ống sữa chua. Ai ngờ rằng, vừa mới quay người, ống sữa chua liền rơi xuống đất và đổ tung tóe.



Người mẹ đứng bên cạnh bỗng lộ nét mặt xấu hổ, bà vội vàng nói lời xin lỗi với chủ quán và đền lại tiền, rồi bà vừa lau dọn nền nhà sạch sẽ, vừa trách mắng bé Hoa đang đứng khóc nức nở bên cạnh. Bị mẹ mắng, bé Hoa càng khóc lớn tiếng hơn nhưng mẹ cô bé không quan tâm đến con mình.
Sau đó, bé Hoa vẫn cứ khóc cho đến khi đến trường mẫu giáo, chiều đến tan học, trên đường về nhà bé im lặng không nói, tối đến cũng chỉ chơi với bố mà không chơi với mẹ.

Bà mẹ B:
Vào bữa ăn sáng, Đậu Đậu một tay cầm bình sữa, một tay cầm ống hút. Do dùng sức quá đà nên bình sữa rơi xuống đất và các mảnh thủy tinh rơi tung tóe.

Đậu Đậu ngẩn người, hai mắt ngân ngấn nước, người mẹ liền nắm lấy tay cô bé rồi nói: “Con làm mẹ giật hết cả mình!”.

Lúc này, cô bé bỗng khóc òa lên, vừa khóc vừa hét: “Con muốn lắp bình lại! Con muốn lắp bình lại y nguyên như ban đầu!”.

Người mẹ bế con ra ghế sofa và ngồi im để nghe cô bé nói. Thoắt cái, cô bé đã khóc được nửa tiếng đồng hồ, cô bé khóc, tiếng khóc bỗng chốc biến thành kiểu nũng nịu, và cuối cùng biến thành một bài hát: “Bọc lại, bọc lại, bọc bình sữa lại, bọc lại bình sữa mới để con uống, trời ơi, trời ơi…..”
Người mẹ phì cười nhìn về phía con và đứng dậy nói rằng muốn đi vệ sinh, Đậu Đậu vội vàng ngăn mẹ lại:
Mẹ ơi, trên sàn nhà có mảnh thủy tinh bị vỡ, mẹ cẩn thận không dẫm phải nó rồi chảy máu đấy ạ! Tốt nhất mẹ nên đi giày vào!”.
Người mẹ nói: “Mẹ biết rồi, những mảnh vụn này phải được thu dọn đi chứ nhỉ?”.
Đậu Đậu chạy nhanh xuống bếp lấy một cái chổi và một cái xúc rác và từ từ dọn dẹp sạch sẽ những mảnh thủy tinh bị vỡ vụn trên nền nhà. Người mẹ đứng bên cạnh và chỉ cho con làm thế nào để những mảnh thủy tinh này không dắt vào chân.
Sau khi dọn dẹp xong, bà cùng con gói cẩn thận những mảnh thủy tinh đó vào một chiếc túi dày cộm, bên trên có viết “Hãy cẩn thận vì bên trong là những mảnh thủy tinh vỡ!” để người khác không bị thương do dẫm phải. Sau khi làm xong, Đậu Đậu nói với mẹ: “Xong rồi mẹ à, không còn mảnh thủy tinh nữa, để con lau lại sàn nhà, chỗ này đã bị mẹ làm bẩn mất rồi!”.
Lau xong sàn nhà, Đậu Đậu quay lại bàn ăn và ăn hết thức ăn còn ăn dở và không hề nhắc đến chuyện bình sữa nữa. Mẹ Đậu Đậu không hề khen ngợi, cũng không phê bình con dọn nhà không sạch sẽ mà chỉ đợi đến khi cô bé cùng bố đi ra ngoài chơi, bà mới lau lại sàn nhà cẩn thận.

Trẻ em sau khi làm vỡ vật gì hoặc làm sai điều gì đó đều rất hoảng sợ, rất lo lắng, vì thế việc đầu tiên các bậc làm cha, làm mẹ nên làm đó là động viên về mặt tinh thần của các con. Bởi chúng ta đang nuôi dưỡng con cái chứ không phải nuôi dưỡng đồ vật, bất kể là vật gì bị vỡ, quan trọng nhất vẫn là con trẻ chứ không phải đồ vật.



Điều đáng tiếc là có rất nhiều bậc phụ huynh lại không nắm được đạo lý đơn giản này, hễ con mình làm sai điều gì là liền nổi giận rồi trách mắng, điều đó làm tổn thương đến tâm lý con trẻ rất lớn. Giống như bé Hoa trong câu chuyện trên, vì bị mẹ mắng nên sau khi tan học về nhà, cô bé chỉ chơi với bố chứ không nói chuyện, không chơi với mẹ.

Không trách phạt, không phê bình, không nói lý lẽ mà hãy cho con cái thấy được trách nhiệm của mình trong việc giải quyết lỗi lầm. Hãy tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của con như cách xử lý của mẹ Đậu Đậu, như vậy sẽ giúp con mình trở thành một người có trách nhiệm, có năng lực và không dựa dẫm khi trưởng thành được.

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2015 Kế Toán Tân Thuế Việt